Tóm tắt báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm 2021

  ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH  PHỐ HỒ CHÍ MINH

 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

         ——o0o—–

 

 

 

 

 

 

TÓM TẮT BÁO CÁO

KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

NĂM 2021

 

 

 

 

 

 

 

                                                 

 

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

Link: Download Tóm tắt báo cáo  kết quả tự đánh giá chất lượng  cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm 2021

MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………………………………………………… 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP……………………………………… 4

  1. THÔNG TIN CHUNG CỦA TRƯỜNG…………………………………………………………………… 4
  2. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG…………………………………………………………………………………………………………….. 4
  3. CƠ CẤU TỔ CHỨC………………………………………………………………………………………………. 7
  4. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN………………………………………………………………………………………… 9
  5. CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO VÀ QUI MÔ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG………………………… 10
  6. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THƯ VIỆN, TÀI CHÍNH………………………………………………………. 13

6.1. Diện tích đất:……………………………………………………………………………………………….. 13

6.2. Diện tích hạng mục và công trình:………………………………………………………………… 13

6.3. Tổng số đầu sách trong thư viện của trường:………………………………………………… 15

6.4. Tổng số máy tính của trường:……………………………………………………………………….. 16

6.5. Tổng kinh phí đào tạo trong 3 năm trở lại đây………………………………………………. 16

6.6. Tổng thu học phí (hệ chính qui) trong 3 năm trở lại đây………………………………. 16

PHẦN II: KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP………….. 16

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………………… 16
  2. TỔNG QUAN CHUNG……………………………………………………………………………………….. 17

2.1. Căn cứ tự đánh giá………………………………………………………………………………………… 17

2.2. Mục đích tự đánh giá……………………………………………………………………………………. 18

2.3. Yêu cầu tự đánh giá……………………………………………………………………………………… 18

2.4. Phương pháp tự đánh giá………………………………………………………………………………. 18

2.5. Các bước tiến hành tự đánh giá…………………………………………………………………….. 19

  1. TỰ ĐÁNH GIÁ……………………………………………………………………………………………………. 20

3.1. Tổng hợp kết quả tự đánh giá……………………………………………………………………….. 20

3.2. Tự đánh giá theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn……………………………………………………. 32

3.2.1. Tiêu chí 1 – Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý…………………………………. 32

3.2.2. Tiêu chí 2 -Hoạt động đào tạo………………………………………………………………… 33

3.2.3. Tiêu chí 3 -Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động………… 35

3.2.4. Tiêu chí 4 -Chương trình, giáo trình……………………………………………………….. 36

3.2.5. Tiêu chí 5 -Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện…………………………… 37

3.2.6. Tiêu chí 6 – Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế           38

3.2.7. Tiêu chí 7 -Quản lý tài chính………………………………………………………………….. 40

3.2.8. Tiêu chí 8 – Dịch vụ người học………………………………………………………………. 41

3.2.9. Tiêu chí 9 – Giám sát, đánh giá chất lượng……………………………………………… 41

PHẦN III. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG………………………………. 43

CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ………………………………………………………………………………………….. 43

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………… 44

  1. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………. 44
  2. KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………………………. 44

 

 

CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
1 BCH Ban chấp hành
2 BGH Ban giám hiệu
3 BLĐ Ban lãnh đạo
4 Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
5 CB, GV, NV Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên
6 CBCC, CBVC Cán bộ công chức, Cán bộ viên chức
7 CĐCS Công đoàn cơ sở
8 CLB Câu lạc bộ
9 CT, BT Chủ tịch, Bí thư
10 CTĐT Chương trình đào tạo
11 CTTT Chính trị tư tưởng
12 ĐH, CĐ, TCCN Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp
13 HBVK Học bổng vượt khó
14 HS, SV, HSSV Học sinh, sinh viên
15 GDQP -AN Giáo dục quốc phòng an ninh
16 GVCN/CVHT Giáo viên chủ nhiệm/ Cố vấn học tập
17 KH & ĐT Khoa học và đào tạo
18 KTV Kỹ thuật viên
19 KT – XH Kinh tế -xã hội
20 KTX Ký túc xá
21 NCKH Nghiên cứu khoa học
22 Sở GD & ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo
23 SHCD Sinh hoạt công dân
24 TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
25 TP, GĐTT Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm
26 TDTT Thể dục thể thao
27 TN Tốt nghiệp
28 TLGD Tài liệu giảng dạy
29 UBND Ủy ban nhân dân

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. THÔNG TIN CHUNG CỦA TRƯỜNG

– Tên trường: TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

– Tên tiếng Anh: THU DUC COLLEGE OF TECHNOLOGY

– Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

– Địa chỉ trường: Số 53, Đường Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ  Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

– Số điện thoại: 028 38966825 – 028 38970023

– Số Fax: 028 38962474

– Email: tdc@mail.tdc.edu.vn

– Website: www.tdc.edu.vn

– Năm thành lập trường:

+ Năm thành lập đầu tiên: 1984

+ Năm thành lập trường Cao đẳng:  24/09/2008

 
Xx

– Loại hình trường:

Loại hình trường: Công lập       ;    Tư thục

 

2. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG

– Tiền thân của trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức là Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp Thủ Đức, thành lập năm 1984. Đến năm 2002 được nâng cấp thành trường Trung học Kỹ thuật và nghiệp vụ Thủ Đức. Năm 2008, Bộ GD & ĐT đã có quyết định số 6426/QĐ-BGD-ĐT thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Trường trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh, hoạt động theo điều lệ trường cao đẳng. UBND TP. Hồ Chí Minh ủy quyền cho Giám đốc Sở GD & ĐT TP. Hồ Chí Minh theo dõi, quản lý các hoạt động của nhà trường. Từ năm học 2017-2018, trường thực hiện tuyển sinh và đào tạo theo Luật GDNN

– Trường hiện có 09 phòng chức năng, 11 khoa chuyên môn và 4 trung tâm (www.tdc.edu.vn).

– Một số thành tích nổi bật:

+ Đảng bộ: Liên tục đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” và “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu” từ nhiều năm nay

+ Chính quyền: Nhận cờ thi đua của chính phủ, của Thành phố; nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ; Bằng khen của UBND TP. HCM về thành tích “Cơ sở đào tạo nghề tiêu biểu”.

+ GV của trường đã tham gia và đạt nhiều giải cao trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” toàn quốc và TP. HCM

+ HSSV đạt nhiều thành tích xuất sắc, Tập thể đạt giải I, II toàn đoàn trong hội thi “Học sinh giỏi nghề” hàng năm.

+ Công đoàn trường nhiều năm liền đạt danh hiệu xuất sắc, nhận bằng khen của Tổng Liên đoàn; bằng khen của Liên đoàn lao động TP. HCM.

+ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường liên tục đạt danh hiệu “Lá cờ đầu trong công tác Đoàn/Hội và phong trào SV/thanh niên Thành phố”; nhận được nhiều bằng khen của TW Đoàn, TW Hội, UBND TP.HCM và các địa phương.

– Nhà trường có mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức, các trường ĐH – CĐ tại Hàn Quốc, đã triển khai nhiều chương trình tập huấn, đào tạo liên thông. Nhà trường cũng tham gia nhiều dự án quốc tế: Dự án SP (trường Singapore Polytecnic), đề án TAFE New South Wales (Úc), dự án APEFE (Bỉ)…

– Nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác doanh nghiệp, đưa HSSV và GV của trường tham gia “Học kỳ doanh nghiệp” vận động nhiều nguồn lực hỗ trợ HSSV về tham quan, thực tập, việc làm, học bổng… Đặc biệt, nhà trường đã thực hiện đào tạo theo yêu cầu cho nhiều doanh nghiệp.

Năm học Danh hiệu thi đua Thành tích Quyết định
2020-2021 Tập thể Lao động Xuất sắc Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  năm học 2020-2021, góp phần tích cực trong phong trào thi đua của Thành phố Quyết định số 3650/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 của CT UBND Tp.HCM
2019-2020 Tập thể Lao động Xuất sắc Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  năm học 2019-2020, góp phần tích cực trong phong trào thi đua của Thành phố Quyết định số 3623/QĐ-UBND ngày 01/10/2020 của CT UBND Tp.HCM
2018-2019 Bằng khen UBND Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước thành phố giai đoạn 2015-2020 Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 24/06/2020 của CT UBND Tp.HCM
Tập thể Lao động Xuất sắc Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  năm học 2018 -2019, góp phần tích cực trong phong trào thi đua của Thành phố Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 10/02/2020 của CT UBND Tp.HCM
HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA Đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Quyết định số 77/QĐ-CTN ngày 14/01/2019 của Chủ tịch Nước
2017-2018 Tập thể Lao động Xuất sắc Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  năm học 2017 -2018, góp phần tích cực trong phong trào thi đua của Thành phố Quyết định số 3380/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của CT UBND Tp.HCM

 

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

 

+ Tổng số CBGVNV trong trường:

Tổng số công chức, viên chức và lao động (cơ hữu): 302 người (tính đến ngày 31/07/2021). Trong đó:

– Ban giám hiệu                                : 04 người.

– Cán bộ quản lý Phòng, ban          : 22 người.

– Cán bộ quản lý Khoa, Bộ môn                : 39 người (trong đó có 17 người Trưởng bộ môn).

– Giảng viên                                      : 155 người.

– Nhân viên                                       : 82 người.

 

-Danh sách cán bộ chủ chốt của trường

Các bộ phận Họ và tên Năm sinh Học vị Chức danh, chức vụ
1. Ban giám Hiệu
  Võ Long Triều 1976 Thạc sĩ Hiệu trưởng
  Phạm Ngọc Tường 1968 Thạc sĩ Phó hiệu trưởng
  Nguyễn Xuân Toán 1981 Thạc sĩ Phó hiệu trưởng
  Phạm Quang Tuấn 1974 Thạc sĩ Phó hiệu trưởng
2. Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên
Đảng Bộ Nguyễn Xuân Toán 1981 Thạc sĩ Bí thư
Chi bộ 1 Nguyễn Thị Tuyết Nga 1975 Cử nhân Bí thư
Chi bộ 2 Nguyễn Thị Thanh Thúy 1979 Thạc sĩ Bí thư
Chi bộ 3 Văn Thị Diễm Thi 1981 Thạc sĩ Bí thư
Chi bộ 4 Đoàn Xuân Lập 1976 Thạc sĩ Bí thư
Chi bộ 5 Tô Thanh My 1991 Thạc sĩ Bí thư
Công Đoàn Lưu Thị Thu Hương 1971 Thạc sĩ Chủ tịch Công Đoàn
Đoàn Thanh niên Vương Hoàng Anh 1991 Thạc sĩ Bí thư
3. Trưởng các phòng chức năng
Quản lý Đào tạo Võ Thành Trung 1977 Thạc sĩ Trưởng phòng
Tổ chức Nhân sự Nguyễn Thị Tuyết Nga 1975 Cử nhân Trưởng phòng
Hành chính tổng hợp Nguyễn Thùy Châu 1978 Thạc sĩ Trưởng phòng
Đảm bảo chất lượng Nguyễn Văn Dần 1962 Thạc sĩ Trưởng phòng
Công tác CT-HSSV Nguyễn Thị Diễm Ý 1969 Thạc sĩ Trưởng phòng
Thanh tra pháp chế Huỳnh Thiên Vũ 1981 Thạc sĩ Trưởng phòng
Tài chính Kế toán Cao Phước Kiên 1978 Thạc sĩ Trưởng phòng
Khoa học Công nghệ Vũ Phạm Việt Hà 1961 Thạc sĩ Trưởng phòng
Kế hoạch Vật tư Cao Ngọc Hạnh 1963 Thạc sĩ Trưởng phòng
4. Trưởng các khoa
Khoa học cơ bản Lưu Thị Thu Hương 1971 Thạc sĩ Trưởng khoa
Tài chính Kế toán Võ Ngọc Bảo 1981 Thạc sĩ Trưởng khoa
Quản trị Kinh doanh Nguyễn Minh Tuấn 1976 Thạc sĩ Trưởng khoa
Du lịch Nguyễn Thái Đăng Khoa 1982 Thạc sĩ Trưởng khoa
Tiếng Hàn Bùi Thị Uyên 1975 Thạc sĩ Trưởng khoa
Tiếng Anh Từ Văn Năm 1985 Thạc sĩ Trưởng khoa
Công nghê Thông tin Lê Diên Tâm 1987 Thạc sĩ Trưởng khoa
Cơ khí Ô tô Đoàn Xuân Lập 1976 Thạc sĩ Trưởng khoa
Cơ khí Chế tạo máy Huỳnh Chí Hỷ 1977 Thạc sĩ Trưởng khoa
Điện – Điện tử Tôn Ngọc Triều 1981 Thạc sĩ Trưởng khoa
Công nghệ tự động Nguyễn Minh Chương 1977 Thạc sĩ Trưởng khoa
5. Trưởng các đơn vị trực thuộc
Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp Từ Hồ An Hội 1969 Thạc sĩ Giám đốc
Trung tâm Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh Tôn Thất Tín 1961 Thạc sĩ Giám đốc
Trung tâm Đào tạo nguồn Nhân lực Trần Hồng Văn 1980 Tiến sĩ Giám đốc
Trung tâm Thông tin – Thư viện Văn Thi Diễm Thi 1981 Thạc sĩ Giám đốc

 

4. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

– Tổng số CBGVNV của trường

+ Nam     : 167 người

+ Nữ        : 135 người

-Đội ngũ Giảng viên

+ Cơ hữu             : 216 người

+ Thỉnh giảng     : 61 người

Giảng viên cơ hữu
Trình độ đào tạo Nam Nữ Tổng số
Tiến sĩ 03 02 05
Thạc sĩ 109 78 187
Đại học 13 11 24
Cao đẳng 0 0 0
Trung cấp 0 0 0
Trình độ khác 0 0 0
Tổng 124 91 216

 

5. CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO VÀ QUI MÔ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG

– Các nghề đào tạo và qui mô tuyển sinh của trường theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đã được cấp

Stt Tên ngành Mã ngành 2018 2019 2020 Quy mô đến tháng 07/2021
Quy mô Đầu vào Quy mô Đầu vào Quy mô Đầu vào
I TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG:               
1 Kế toán 6340301 887 242 985 218 977 241 809
2 Quản trị kinh doanh 6340404 1011 325 1126 292 1360 302 1178
3 Tiếng Anh 6220206 960 301 1002 289 1102 252 1024
4 Truyền thông và mạng máy tính 6480104 266 82 335 104 402 99 341
5 Công nghệ thông tin 6480201 940 335 1150 356 1175 373 995
6 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 6510201 1154 300 1455 268 1527 259 1329
7 Công nghệ kỹ thuật ôtô 6510202 1581 314 1856 281 2119 307 1873
8 Công nghệ kỹ thuật điện -điện tử 6510303 1060 279 1043 213 1007 194 843
9 Công nghệ kỹ thuật điện tử -truyền thông 6510312 183 60 177 30 165 28 147
10 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 6510304 340 113 394 101 392 89 339
11 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 6510305 181 60 267 54 384 68 365
12 Thiết kế đồ họa 6210402 315 165 498 153 686 177 631
13 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 6810101 269 115 431 103 446 127 382
14 Tiếng Hàn quốc 6220211 406 159 619 194 696 218 644
15 Tiếng Nhật 6220212 60 60 192 86 284 130 258
16 Kinh doanh thương mại 6340101 60 60 122 53 201 52 192
17 Logistic 6340113 72 72 177 86 317 103 279
18 Tài chính – Ngân hàng 6340202 91 91 115 73 160 66 126
19 Chế tạo thiết bị cơ khí 6520104 61 61 155 53 206 46 180
20 Điện công nghiệp 6520227 101 101 406 80 552 112 494
21 Điện tử công nghiệp 6520225 48 48 80 37 101 37 95
22 Quản trị khách sạn 6810201 89 89 171 82 271 60 244
23 Quản trị nhà hàng 6810206 71 71 183 66 275 59 256
24 Quản lý siêu thị 6340443 0 0 0 0 23 23 21
  Tổng cộng: 10206 3503 12939 3272 14828 3422 13045                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            
II TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP              
1 Công Nghệ kỹ thuật cơ khí 5510201 205 65 197 56 179 33 135
2 Bảo trì và sửa chữa ôtô 5520159 292 115 319 98 291 83 253
3 CNKT cơ điện tử 5510304 85 47 57 0 44 0 35
4 Điện công nghiệp và dân dụng 5520223 257 75 245 69 203 52 158
5 Điện tử công nghiệp 5520225 62 22 35 0 24  0 22
6 Hướng dẫn du lịch 5810103 40 25 20 0 15  0 13
7 Quản lý doanh nghiệp 5340420 121 26 73 0 42  0 33
8 Quản lý và bán hàng siêu thị 5340424 89 42 111 50 129 33 118
9 Kế toán doanh nghiệp 5340302 189 61 195 50 169 42 140
10 Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động 5510305 7 0 42  

40

27  0 25
11 Quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống 5340423 136 51 186  

83

161 44 143
12 Tiếng Hàn Quốc 5220211 200 0 124 0 73  0 48
13 Tiếng Nhật 5220212 99 57 86 0 53  0 44
14 Tiếng Anh 5220206 35 21 53 0 35 0 14
Tổng cộng: 1817 607 1743 446 1445 287 1181

 

– Số lượng học sinh, sinh viên (số liệu 3 năm trước khi kiểm định)

BẢNG KẾT QUẢ TUYỂN SINH
1. Trình độ cao đẳng
Năm Chỉ tiêu được duyệt Số lượng đầu vào Tỷ lệ (%)
2018 2,905 3,503 121
2019 3,085 3,272 106
2020 3,333 3,422 103
 

2. Trình độ trung cấp

Năm Chỉ tiêu được duyệt Số lượng đầu vào Tỷ lệ (%)
2018 607 595 98
2019 446 448 100
2020 270 287 106

 

BẢNG TÍNH SỐ HỌC SINH SINH VIÊN QUY ĐỔI
Trình độ đào tạo Năm
2018 2019 2020 2021
(tính đến tháng 31/12/2018) (tính đến tháng 31/12/2019) (tính đến tháng 31/12/2020) (tính đến tháng 31/07/2021)
1. Cao đẳng 9,061 7,781 7,072 5,036
2. Trung cấp 1,448 1,264 924.8 600.6
3. Sơ cấp 0 0 0 0
4. Liên kết đào tạo 0 0 0 0
5. Loại hình khác 0 0 0 0
Tổng cộng 10,509 9,045        7,997 5,637

6. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THƯ VIỆN, TÀI CHÍNH

6.1. Diện tích đất:

– Tổng diện tích đất: 51.598 m2, trong đó:

  1. Khu A: 2.500 m2
  2. Khu B: 3.554 m2
  3. Khu C: 2.506 m2
  4. Khu H: 1.238 m2
  5. Khu KTX: 684 m2
  6. Tòa nhà 12 tầng: 2.022 m2 (đang xây dựng)
  7. Đất cây xanh, sân vườn: 17.868 m2
  8. Đất giao thông, sân bãi: 16.155 m2
  9. Bãi xe: 2.500 m2
  10. Diện tích vĩa hè, hành lang, mương thoát nước, đường điện ngầm…: 2.571m2

6.2. Diện tích hạng mục và công trình:

STT Hạng mục, công trình Tổng diện tích (m2) Số lượng phòng Ghi chú
1 Phòng làm việc 2,037 48  
1.1 Khu A 1,338 31  
  Loại phòng từ 12-30 m2 161.5 8  
  Loại phòng từ 31-50 m2 379.6 11  
  Loại phòng từ 51-70 m2 574.6 9  
  Loại phòng từ 71-150 m2 222.4 3  
1.2 Khu B 345 7  
  Loại phòng từ 12-30 m2 51 2  
  Loại phòng từ 31-50 m2 128 3  
  Loại phòng từ 51-70 m2 60.4 1  
  Loại phòng từ 71-150 m2 105.6 1  
1.3 Khu C 221.6 4  
  Loại phòng từ 12-30 m2 26.4 1  
  Loại phòng từ 31-50 m2 97.6 2  
  Loại phòng từ 71-150 m2 97.6 1  
1.4 Khu H 132 6  
  Loại phòng từ 12-30 m2 132 6  
2 Phòng học lý thuyết 6,356.5 54  
2.1 Khu A 2,172.9 27  
  Loại phòng từ 31-50 m2 151.2 4  
  Loại phòng từ 51-70 m2 422.3 7  
  Loại phòng từ 71-100 m2 527.1 6  
  Loại phòng từ 101-150 m2 1,072.3 10  
2.2 Khu B 1,714.9 13  
  Loại phòng từ 71-100 m2 351.5 4  
  Loại phòng từ 101-150 m2 895.8 7  
  Loại phòng từ 200-260 m2 467.6 2  
2.3 Khu C 878.4 8  
  Loại phòng 97,6 m2 585.6 6  
  Loại phòng 146,4 m2 292.8 2  
2.4 Khu H 1,590.3 6  
  Loại phòng 158,6 m2 627.2 4  
  Loại phòng 171,5 m2 171.5 1  
  Loại phòng từ 791,58 m2 791.6 1  
  Loại phòng từ 101-150 m2      
3 Xưởng thực tập và thực hành 5,695 57  
3.1 Khu A 377.9 3  
  Loại phòng từ 30-80 m2 111.2 2  
  Loại phòng 266,72 m2 266.7 1  
3.2 Khu B 2,775.5 37  
  Loại phòng từ 20-50 m2 345.1 14  
  Loại phòng từ 71-100 m2 1,323.6 15  
  Loại phòng từ 101-150 m2 1,106.8 8  
3.3 Khu C 2,541.4 17  
  Loại phòng từ 64 – 100 m2 761.6 9  
  Loại phòng từ 128 – 150 m2 423.2 3  
  Loại phòng từ 160 – 200 m2 359.2 2  
  Loại phòng từ 280 – 400 m2 997.4 3  
4 Phòng thực hành máy tính 2,513    
4.1 Khu B 2,512.8 26  
  Loại phòng từ 40-50 m2 92.7 2  
  Loại phòng từ 60-80 m2 409.2 6  
  Loại phòng từ 90-110 m2 1,318.1 13  
  Loại phòng từ 135-150 m2 692.8 5  
5 Thư viện 428    
6 Ký túc xá 2,052    
7 Sân vận động 7,050 8  
   Sân Tennis 2 638 1  
   Sân bóng rổ 1,612 1  
   Sân bóng đá mini 4,800 6  
8 Phòng y tế 35.3 1  
9 Căn tin 684 4  
  Căn tin CB-GV-NV 77.6 2  
  Căn tin sinh viên 607 2  
10 Nhà thi đấu đa năng 800 1  
11 Hội trường, phòng họp 1,205 4  
12 Xây mới phòng học lý thuyết-thực hành (tòa nhà 12 tầng) 17,263   Đang xây dựng

 

6.3. Tổng số đầu sách trong thư viện của trường:

     6.3.1. Đầu sách in (bản cứng)

Tính đến 30/07/2021 Trung tâm Thông tin Thư viện có 6.255 tên. trong đó số đầu sách, giáo trình thuộc ngành nghề đào tạo là: 4.681 tên

– Giáo trình nội bộ: 220 tên

– Kỷ yếu: 16 tên

– Báo – tạp chí: 44 tên

– Tiểu luận Cao đẳng: 598 tên

– Tiêu luận trung cấp: 540

– Tài liệu đa phương tiện: 397 tên/1326 bản

   6.3.2. Đầu sách số hóa (Thư viện điện tử)

        – Tổng đầu sách: 9.475 tên

– Trong đó đầu sách là giáo trình và sách, tài liệu chuyên ngành, nghề đào tạo là: 6.206 tên

6.4. Tổng số máy tính của trường:

– Dùng cho văn phòng              : 181 bộ

– Dùng cho học sinh học tập    : 1.479 bộ

Tổng cộng      : 1.660 bộ

6.5. Tổng kinh phí đào tạo trong 3 năm trở lại đây

– Năm 2018                    : 63.893.482.221đ

– Năm 2019                    : 82.253.732.556đ

– Năm 2020                    : 54.588.000.000

– Năm 2021                    : 53.575.000.000

6.6. Tổng thu học phí (hệ chính qui) trong 3 năm trở lại đây

– Năm 2018                    : 65.853.747.000đ

– Năm 2019                    : 76.419.414.375đ

– Năm 2020                    : 88.261.471.660đ

– Tháng 6/2021              : 30.654.407.225đ

 

PHẦN II: KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải qua lịch sử hơn ba mươi năm hình thành và phát triển, với phương châm “Luôn đổi mới để phát triển”, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng và trung cấp có chất lượng phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Hiện tại, nhà trường đang đào tạo 10 nghề sơ cấp, 07 chuyên ngành bậc trung cấp, 24 chuyên ngành bậc cao đẳng với sứ mạng: Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức và năng lực, yêu nghề, sáng tạo, thích ứng với môi trường lao động trong nước và quốc tế, có ý thức học tập suốt đời”. Trường luôn chú trọng chất lượng và hiệu quả đào tạo, lấy sản phẩm đào tạo làm thước đo cho uy tín và thương hiệu của nhà trường. Nhiều năm qua, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức thực sự là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Trong kế hoạch xây dựng nhà trường trở thành trường chất lượng cao trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã xác định một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhà trường đã triển khai thực hiện công tác tự đánh giá, xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá trường chất lượng cao trên cơ sở tự đánh giá, nhà trường sẽ đầu tư các nguồn lực và điều chỉnh quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng đào tạo và trở thành trường chất lượng cao trong khu vực và quốc tế.

Tự đánh giá trường chất lượng cao của nhà trường là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong nhà trường, giúp nhà trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của mình, lập và triển khai kế hoạch hành động cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó điểu chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng tiến bộ, tiên tiến hơn. Đồng thời, tự đánh giá cũng là điều kiện cần thiết để nhà trường đăng ký đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Sau quá trình thực hiện viết báo cáo tự đánh giá, góp ý kiến, điều chỉnh, bổ sung, Hội đồng tự đánh giá đã họp thông qua báo cáo tự đánh giá. Bản báo cáo này là sự chung tay, thống nhất của tập thể nhà trường. Mỗi cá nhân, tùy vào năng lực, chuyên môn và vị trí công tác cũng đã góp sức, góp công để hoàn thiện bản báo cáo. Một mặt, thực hiện nhiệm vụ được tập thể phân công, mặt khác, sau quá trình tham gia thực hiện công tác tự đánh giá, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị hiểu sâu sắc hơn thực trạng hoạt động của nhà trường, thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ các mảng hoạt động của cá nhân và đơn vị. Biết thông tin, hiểu thực trạng để phân tích, đánh giá, đưa ra các nhận định, đề ra biện pháp, kế hoạch để khắc phục những hạn chế, tồn tại, nhằm đổi mới, cải tiến và phát triển.

 

2. TỔNG QUAN CHUNG

2.1. Căn cứ tự đánh giá

Căn cứ quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề ban hành kèm theo Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

Căn cứ quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 06 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Công văn số 453/TCGDNN-KĐCL ngày 25 tháng 03 năm 2019 về việc hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trường cao đẳng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Căn cứ Quyết định số 496/QĐ-CNTĐ-NS ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp – Năm 2021.

Căn cứ kế hoạch số 08/KH-CNTĐ-CL ngày 14 tháng 10 năm 2021 về việc thực tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức – năm 2021.

2.2. Mục đích tự đánh giá

Nâng cao nhận thức của CB – GV và SV – HS của Trường về vai trò quan trọng của công tác tự đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành.

Thu thập và xử lý các minh chứng để chứng minh mức độ đạt được dựa trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các yêu cầu của hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn của tự đánh giá chất lượng Nhà trường.

Phát hiện những điểm mạnh, những điểm cần cải thiện trong thời gian tới và qua đó giúp trường hoạch định chiến lược phát triển các nguồn lực trong từng giai đoạn, tiến tới xây dựng trường trở thành trường chất lượng cao, khẳng định uy tín và thương hiệu của mình.

Tự đánh giá là một khâu quan trọng nhằm mục đích chỉ ra các mặt mạnh, mặt tồn tại trong các hoạt động của cơ sở giáo dục, để từ đó xây dựng kế hoạch và các biện pháp cải tiến nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra và để đăng ký đánh giá chất lượng.

Tự đánh giá không những giúp nhà trường rà soát, tự xem xét thực trạng của trường để điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo mà còn thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của trường trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội… theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp mục tiêu của trường.

Khởi đầu quan trọng cho việc đánh giá chất lượng bắt buộc của cơ quan Nhà nước về đánh giá chất lượng thuộc Tổng cục giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới.

 

2.3. Yêu cầu tự đánh giá

Tự đánh giá chất lượng là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, do đó phải có sự tham gia của nhiều đơn vị và cá nhân trong toàn trường. Hoạt động tự đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và công khai.

Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá theo các tiêu chí, tiêu chuẩn phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, phù hợp với nội hàm từng tiêu chuẩn.

Đánh giá, xác định mức độ đạt được theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng; phân tích, chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Lập dự thảo báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng của trường.

 

2.4. Phương pháp tự đánh giá

– Tổ chức nghiên cứu, thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu về tự đánh giá chất lượng.

– Tổ chức khảo sát, lấy phiếu điều tra, phân tích, xử lý, tổng hợp ý kiến của các đơn vị.

– Viết báo cáo theo từng tiêu chí tự đánh giá chất lượng.

– Biên tập hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn tự đánh giá chất lượng.

2.5. Các bước tiến hành tự đánh giá

Quy trình thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, cụ thể như sau:

+ Thực hiện công tác chuẩn bị tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

-Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng của trường.

-Phê duyệt kế hoạch tự đánh giá chất lượng của trường.

+ Thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các phòng, khoa, trung tâm của Nhà trường.

– Thu thập thông tin, minh chứng về từng hoạt động và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

– Đánh giá, xác định mức độ đạt được theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng có liên quan; phân tích, chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.

– Viết báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng của đơn vị.

+ Thực hiện tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.

– Hướng dẫn các đơn vị trong trường thực hiện tự đánh giá chất lượng và viết báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng trường.

– Nghiên cứu báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng của trường.

– Tổng hợp thông tin, minh chứng theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí tự đánh giá chất lượng.

– Kiểm tra thực tế, thu thập thêm thông tin, minh chứng theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí tự đánh giá chất lượng.

– Đối chiếu với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn tự đánh giá chất lượng, đánh giá, xác định mức độ đạt được của từng tiêu chuẩn, tiêu chí tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng.

– Viết dự thảo báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng của trường, gửi các đơn vị trong trường để lấy ý kiến.

– Hoàn chỉnh báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng của trường.

+ Công bố báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong Trường và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp về Sở lao động Thương binh & Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh và Tổng cục giáo dục nghề nghiệp.

3. TỰ ĐÁNH GIÁ

3.1. Tổng hợp kết quả tự đánh giá

STT TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐIỂM CHUẨN TRƯỜNG

TỰ ĐÁNH GIÁ

  ĐỀ XUẤT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 100  
  Tổng điểm 100 94
1 Tiêu chí 1-Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý 12 12
  Tiêu chuẩn 1.1: Mục tiêu và sứ mạng của trường được xác định cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò của trường trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, ngành và được công bố công khai. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.2 : Trường thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương hoặc ngành để xác định các ngành, nghề đào tạo và quy mô đào tạo phù hợp. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.3: Trường ban hành văn bản quy định về tổ chức và quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.4: Hằng năm, các văn bản quy định về tổ chức và quản lý của trường được rà soát, thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.5: Các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường được phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, quy mô đào tạo và mục tiêu của trường. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.6: Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định và có hiệu quả. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.7: Trường xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.8: Trường có bộ phận phụ trách thực hiện công tác quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo và hằng năm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.9: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường phát huy được vai trò lãnh đạo, hoạt động đúng điều lệ và theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.10: Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường hoạt động theo đúng điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.11: Trường có quy định và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của trường theo quy định nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hằng năm rà soát, cải tiến phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát. 1 1
  Tiêu chuẩn 1.12: Trường có văn bản và thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước cho các đối tượng được thụ hưởng; thực hiện chính sách bình đẳng giới theo quy định. 1 1
2 Tiêu chí 2 -Hoạt động đào tạo 17 16
  Tiêu chuẩn 2.1: Các ngành, nghề đào tạo của trường được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trường ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và công bố công khai để người học và xã hội biết. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.2: Trường xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.3: Hằng năm, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan 1 1
  Tiêu chuẩn 2.4: Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học. 1 0
  Tiêu chuẩn 2.5: Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của mỗi ngành hoặc nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.6: Trường tổ chức thực hiện theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo đã được phê duyệt. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.7: Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.8: Phương pháp đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập của người học, tổ chức làm việc theo nhóm. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.9: Trường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.10: Hằng năm, trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch 1 1
  Tiêu chuẩn 2.11: Hằng năm, trường có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học; có đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học; kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đề xuất nếu cần thiết. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.12: Trường ban hành đầy đủ các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.13: Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động và theo quy định đặc thù của ngành nếu có. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.14: Tổ chức thực hiện kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định đảm bảo nghiêm túc, khách quan. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.15: Hằng năm, trường thực hiện rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết 1 1
  Tiêu chuẩn 2.16: Trường có hướng dẫn và tổ chức thực hiện về đào tạo liên thông theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 2.17: Trường có cơ sở dữ liệu về các hoạt động đào tạo và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả. 1 1
3 Tiêu chí 3 -Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động 15 13
  Tiêu chuẩn 3.1: Có quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.2: Tổ chức thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.3: Đội ngũ nhà giáo của trường tham gia giảng dạy đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn hiện hành khác nếu có. 1 0
  Tiêu chuẩn 3.4: Nhà giáo, CBQL, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và không vi phạm quy chế, nội quy và quy định của trường. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.5: Trường có đội ngũ nhà giáo đảm bảo tỷ lệ quy đổi; số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận khối lượng chương trình mỗi ngành, nghề đào tạo theo quy định; trường đảm bảo tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học theo quy định 1 0
  Tiêu chuẩn 3.6: Nhà giáo giảng dạy theo nội dung, mục tiêu của chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.7: Trường có chính sách, biện pháp và thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.8: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.9: Nhà giáo được bồi dưỡng, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất theo quy định và thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.10: Hằng năm, trường thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.11: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm được giao. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.12: Đội ngũ cán bộ quản lý của các đơn vị thuộc trường được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.13: Đội ngũ cán bộ quản lý của trường đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được giao. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.14: Hằng năm, trường có kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý. 1 1
  Tiêu chuẩn 3.15: Đội ngũ viên chức, người lao động của trường đủ số lượng, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao, được định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ. 1 1
4 Tiêu chí 4 -Chương trình, giáo trình 15 14
  Tiêu chuẩn 4.1: Có đầy đủ chương trình đào tạo các chuyên ngành hoặc nghề mà trường đào tạo. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.2: 100% chương trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.3: Chương trình đào tạo của trường thể hiện được mục tiêu đào tạo của trình độ tương ứng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô đun, môn học, từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.4: Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham gia của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.5: Chương trình đào tạo đảm bảo tính thực tiễn và đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.6: Chương trình đào tạo được xây dựng bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.7: Ít nhất 3 năm 1 lần trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với chương trình đào tạo đã ban hành. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.8: Chỉnh sửa, bổ sung chương trình đào tạo có cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến ngành, nghề đào tạo hoặc tham khảo các chương trình đào tạo tương ứng của nước ngoài. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.9: Trước khi tổ chức đào tạo liên thông, trường căn cứ chương trình đào tạo, thực hiện rà soát các mô đun, tín chỉ, môn học và có quyết định đối với các mô đun, tín chỉ, môn học mà người học không phải học để đảm bảo quyền lợi của người học. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.10: Có đủ giáo trình cho các mô đun, môn học của từng chương trình đào tạo. 1 0
  Tiêu chuẩn 4.11: 100% giáo trình đào tạo được xây dựng hoặc lựa chọn theo quy định để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.12: Giáo trình đào tạo cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô đun, môn học trong chương trình đào tạo. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.13: Giáo trình đào tạo tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.14: Hằng năm, trường thực hiện việc lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động, người tốt nghiệp về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có. 1 1
  Tiêu chuẩn 4.15: Khi có sự thay đổi về chương trình đào tạo, trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với giáo trình đào tạo đảm bảo yêu cầu theo quy định. 1 1
5 Tiêu chí 5 -Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện 15 14
  Tiêu chuẩn 5.1: Địa điểm xây dựng trường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khu đất xây dựng cần đảm bảo yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập; giao thông thuận tiện và an toàn; thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, đảm bảo khoảng cách đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.2: Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc và môi trường sư phạm; diện tích đất sử dụng, diện tích cây xanh đảm bảo theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.3: Có đủ các khu vực phục vụ hoạt động của trường theo tiêu chuẩn: khu học tập và nghiên cứu khoa học (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm và phòng học chuyên môn); khu thực hành (xưởng thực hành, thực tập, trại trường, vườn thí nghiệm); khu vực rèn luyện thể chất; 1khu hành chính quản trị, phụ trợ và khu phục vụ sinh hoạt cho người học và nhà giáo. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường (đường giao thông nội bộ; hệ thống điện; cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; thông gió; phòng cháy chữa cháy) theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt; được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.5: Phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa bảo đảm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành và các yêu cầu công nghệ của thiết bị đào tạo. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.6: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.7: Phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được sử dụng theo quy định hiện hành. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.8: Thiết bị đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì trường đảm bảo thiết bị đào tạo đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.9: Thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm bảo các yêu cầu sư phạm, an toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.10: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo, trong đó có quy định về việc định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đào tạo. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.11: Thiết bị đào tạo có hồ sơ quản lý rõ ràng, được sử dụng đúng công năng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất; hằng năm đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.12: Trường có định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế -kỹ thuật trong đào tạo và có quy định về quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo; tổ chức thực hiện theo quy định đảm bảo kịp thời, đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo; vật tư được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.13: Trường có thư viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ bảo đảm theo tiêu chuẩn thiết kế. Thư viện có đủ chương trình, giáo trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo trình đảm bảo tối thiểu 05 bản in. 1 0
  Tiêu chuẩn 5.14: Tổ chức hoạt động, hình thức phục vụ của thư viện trường phù hợp với nhu cầu tra cứu của cán bộ quản lý, nhà giáo và người học. 1 1
  Tiêu chuẩn 5.15: Trường có thư viện điện tử, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của nhà giáo và người học; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số hóa và tích hợp với thư viện điện tử phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo. 1 1
6 Tiêu chí 6 -Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế 5 5
  Tiêu chuẩn 6.1: Trường có chính sách và thực hiện các chính sách khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo. 1 1
  Tiêu chuẩn 6.2: Hằng năm, trường có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến từ cấp trường trở lên phục vụ thiết thực công tác đào tạo của trường (ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp, ít nhất 02 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường cao đẳng). 1 1
  Tiêu chuẩn 6.3: Hằng năm, trường có các bài báo, ấn phẩm của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động đăng trên các báo, tạp chí khoa học ở trong nước hoặc quốc tế. 1 1
  Tiêu chuẩn 6.4: Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của trường được ứng dụng thực tiễn. 1 1
  Tiêu chuẩn 6.5: Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. 1 1
7 Tiêu chí 7 -Quản lý tài chính 6 6
  Tiêu chuẩn 7.1: Trường có quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính theo quy định và công bố công khai. 1 1
  Tiêu chuẩn 7.2: Quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng theo quy định 1 1
  Tiêu chuẩn 7.3: Trường có các nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt động của trường. 1 1
  Tiêu chuẩn 7.4: Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán đúng quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 7.5: Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; thực hiện kiểm toán theo quy định; xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện công khai tài chính theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 7.6: Hằng năm, trường có đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trường; có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của trường. 1 1
8 Tiêu chí 8 -Dịch vụ người học 9 8
  Tiêu chuẩn 8.1: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, chương trình đào tạo; quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp; nội quy, quy chế của trường; các chế độ, chính sách hiện hành đối với người học; các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 8.2:Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 8.3: Có chính sách và thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời đối với người học đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Người học được hỗ trợ kịp thời trong quá trình học tập tại trường để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 1 1
  Tiêu chuẩn 8.4: Người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân. 1 1
  Tiêu chuẩn 8.5: Ký túc xá đảm bảo đủ diện tích nhà ở và các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập của người học. 1 0
  Tiêu chuẩn 8.6: Có dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ; dịch vụ ăn uống của trường đáp ứng nhu cầu của người học và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 1 1
  Tiêu chuẩn 8.7: Người học được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội; được đảm bảo an toàn trong khuôn viên nhà trường. 1 1
  Tiêu chuẩn 8.8: Trường thực hiện việc tư vấn việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. 1 1
  Tiêu chuẩn 8.9: Hằng năm, trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm để người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng. 1 1
9 Tiêu chí 9 -Giám sát, đánh giá chất lượng 6 6
  Tiêu chuẩn 9.1: Hằng năm, thu thập ý kiến tối thiểu 10 đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động 1 1
  Tiêu chuẩn 9.2: Hằng năm, thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 50% cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động. 1 1
  Tiêu chuẩn 9.3: Hằng năm, thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 30% người học đại diện các ngành, nghề đào tạo về chất lượng, hiệu quả của các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng dịch vụ, giảng dạy và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường. 1 1
  Tiêu chuẩn 9.4: Trường thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định. 1 1
  Tiêu chuẩn 9.5: Hằng năm, trường có kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài nếu có. 1 1
  Tiêu chuẩn 9.6: Trường có tỷ lệ 80% người học có việc làm phù hợp với chuyên ngành hoặc nghề đào tạo sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp. 1 1

 

3.2. Tự đánh giá theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn

3.2.1. Tiêu chí 1 – Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức được thành lập từ năm 2008 tiền thân là trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức. Hơn 10 năm qua với sự cố gắng, phấn đấu của lãnh đạo và đội ngũ CBGVNV nhà trường, trường đã có những nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Với sự quan tâm sâu sắc của cấp trên đã giúp nhà trường có được trang thiết bị tương đối đầy đủ, đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu đào tạo. Bên cạnh đó để khẳng định giá trị nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn đặt ra mục tiêu để hoàn thành sứ mạng của nhà trường. Nhà trường cũng không ngừng cải cách trong công tác tổ chức, quản lý nhằm tạo sự chuyên nghiệp trong hoạt động và mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý. Vì sự phát triển chung của trường, các tổ chức đoàn thể trong trường luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu thông qua các hoạt động cụ thể.

Để đảm bảo tốt đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ, nhà trường luôn rà soát, cập nhật, xây dựng các quy định về chế độ chính sách và tổ chức thực hiện tốt các quy định

 

+ Những điểm mạnh:

Sứ mạng của trường đã xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường và công bố rộng rãi trên Website của trường để toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học phấn đấu thực hiện.

Các mục tiêu cụ thể của trường rõ ràng, được định kỳ rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của trường trong từng năm học và được cụ thể hóa thành kế hoạch chiến lược của trường.

Mục tiêu giáo dục của trường có sự thống nhất cao giữa các cấp Đảng ủy, chính quyền và đoàn thể. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu đề ra. Mục tiêu giáo dục cũng được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, viên chức và học sinh sinh viên thông qua công tác tuyên truyền, sinh hoạt đầu khóa, các tài liệu giới thiệu trường.

Có đầy đủ các văn bản quy định về tổ chức và cơ chế quản lý và được triển khai đến các bộ phận, kế hoạch phát triển cũng như phương hướng hoạt động của trường được phổ biến công khai để mọi thành viên tham gia đóng góp ý kiến và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các văn bản nội bộ thực hiện hàng năm được rà soát bổ sung sửa đổi trong hội nghị CBCCVC, đảm bảo đúng quy định của Pháp luật và phù hợp với thực tế của đơn vị.

Tổ chức Đảng của trường nhiều năm liền đạt thành tích “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu, đoàn kết và thống nhất” trong mọi hoạt động. Việc phân công Đảng viên có chuyên môn, nhiệm vụ tương đồng về sinh hoạt cùng chi bộ tạo sự thuận lợi trong phối hợp, hỗ trợ giữa các cá nhân và các đơn vị trong nhà trường. Đảng viên thuộc các chi bộ tham gia công tác quản lý tại các đơn vị phòng, khoa, trung tâm và các đoàn thể cũng là một thuận lợi để triển khai các hoạt động đồng bộ giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể.

Các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống được đầu tư phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức nên thu hút đông đảo sinh viên tham gia.

Các hội thi, cuộc thi học thuật, các hoạt động cộng đồng xã hội đã góp phần giáo dục lòng yêu nghề, tác phong công nghiệp cho người học, tạo môi trường cho người học rèn luyện và học tập tại trường.

Với việc cập nhật kịp thời các văn bản của Chính phủ, tài liệu hướng dẫn về các chế độ chính sách dành cho CBGVNV và HSSV. Nhà trường đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho các đối tượng thụ hưởng tại trường.

+ Những tồn tại: Không

+ Kế hoạch nâng cao chất lượng: Không

 

3.2.2. Tiêu chí 2 -Hoạt động đào tạo

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức luôn chấp hành nghiêm túc quy chế, quy định hiện hành trong việc triển khai hoạt động đào tạo. Bên cạnh đó nhà trường luôn nghiên cứu, cập nhật kịp thời các kiến thức, công nghệ mới vào hoạt động đào tạo. Xác định mục tiêu gắn hoạt động đào tạo của nhà trường với nhu cầu nhân lực của địa phương, của xã hội; từng bước nâng cao vị thế, vai trò của nhà trường trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Trong những năm học vừa qua, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng và đầy đủ các quy chế và quy định của các cơ quan chủ quản cũng như các nội quy, quy định của nhà trường. Không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, đổi mới công tác quản lý, công tác đánh giá kết quả học tập của người học với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hoạt động đào tạo là một trong các hoạt động trọng yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của nhà trường. Việc tổ chức hoạt động đào tạo đòi hỏi phải đảm bảo tính pháp lý nhưng cũng cần có sự linh động, nhạy bén, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Định hướng quan trọng của nhà trường là gắn kết hoạt động đào tạo với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu xã hội. Tuy bước đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhà trường cũng đã đạt được nhiều thành quả trong việc tiếp cận doanh nghiệp để điều chỉnh hoạt động đào tạo. Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục triển khai bài bản hơn nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận mục tiêu học sinh sinh viên ra trường đáp ứng nhu cầu xã hội.

+ Những điểm mạnh:

Nhà trường đã dựa vào quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và công bố công khai để người học và xã hội biết đối với các ngành, nghề đào tạo.

Nhà trường thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học với phương thức tổ chức đào tạo theo tích lũy tín chỉ và phương thức đào tạo theo niên chế.

Trường có kế hoạch, tiến độ đào tạo chi tiết, cụ thể cho từng lớp học, môn học. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ và có hiệu quả. Các bộ phận chức năng đã theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, lịch giảng dạy, thời khoá biểu của giáo viên theo hàng tháng, định kỳ theo đúng qui định của trường nên hoạt động đào tạo ngày càng nâng cao chất lượng đồng thời tạo động lực cho công tác thi đua của mỗi giáo viên trong trường.

Có quy chế, kế hoạch tuyển sinh hằng năm. Các hoạt động tuyển sinh đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.

Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của mỗi ngành hoặc nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng môn học, phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định.

+ Những tồn tại:

Hiện nay, nhà trường chỉ tổ chức đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ cho trình độ cao đẳng và trung cấp. Đây là phương thức đào tạo linh hoạt, coi trọng việc đánh giá quá trình, tạo điều kiện cho người học tự chủ trong quá trình học tập với việc đăng ký khối lượng học tập trong từng học kỳ.

 

+ Kế hoạch nâng cao chất lượng:

Tiếp tục thực hiện việc rà soát, xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo; xây dựng chuẩn đầu ra và công bố công khai cho HSSV theo đúng quy định, phù hợp với thực tế nghề nghiệp. Bổ sung thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo.

 

3.2.3. Tiêu chí 3 -Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động

Nhà trường quản lý hồ sơ cá nhân theo từng đơn vị, lưu giữ tại phòng Tổ chức – Nhân sự, bên cạnh đó có sử dụng các phần mềm điện tử để quản lý và thực hiện các công tác đánh giá thi đua, nâng lương, thâm niên nhà giáo và theo dõi trình độ của đội ngũ và các công tác khác.

Có quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định.

Đối chiếu với Điều lệ trường cao đẳng và Luật Giáo dục nghề nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường đã đạt chuẩn đúng với yêu cầu. Các thành viên BGH đã hoàn tất lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Đội ngũ giảng viên đáp ứng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và trình độ chính trị phục vụ hoạt động giảng dạy của nhà trường. Đội ngũ nhân viên đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm. Cán bộ, giảng viên, nhân viên thường xuyên được bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Những điểm mạnh:

Hồ sơ cá nhân được số hóa và quản lý bằng các phần mềm offline, online. Hồ sơ giấy được lưu giữ cẩn thận, phục vụ công tác quản lý và kiểm tra.

Có đầy đủ nguồn lực thực hiện công tác quản lý nhân sự: con người, cơ sở vật chất, hệ thống văn bản, hệ thống phần mềm quản lý…

Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách; đánh giá, phân loại và khen thưởng, kỷ luật cho CB, GV, NV nhà trường.

+ Những tồn tại: Không

+ Kế hoạch nâng cao chất lượng:

Nhà trường có chủ trương khuyến khích hỗ trợ kinh phí và thời gian khi giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định.

Tiếp tục điều chỉnh bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ năm tài chính nhằm thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo. Đề xuất hình thức chế tài đối với những trường hợp không hoàn thành hoặc trễ hạn.

Tăng cường công tác tuyển dụng bằng cách tăng cường kênh thông tin tuyển dụng, mở rộng nhiều đợt tuyển dụng, duy trì thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đảm bảo thu hút nguồn nhân lực tham gia cộng tác với trường.

 

3.2.4. Tiêu chí 4 -Chương trình, giáo trình

Mục tiêu của quá trình đào tạo là cung cấp cho xã hội người lao động có kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất. Trong đó, chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo là một trong những yếu tố nền tảng. Để chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thì nội dung chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo phải đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, cập nhật được sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ.

Chương trình đào tạo của nhà trường được xây dựng dựa trên: khung trình độ quốc gia Việt Nam; các thông tư hiện hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành và các quy định hiện hành về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình. Từ đó chương trình đào tạo của trường thể hiện được mục tiêu đào tạo của trình độ tương ứng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học đạt được sau tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô đun, môn học, từng chuyên ngành hoặc nghề và từng trình độ theo quy định.

Căn cứ chương trình đào tạo, chương trình môn học đã ban hành nhà trường tổ chức lựa chọn, biên soạn, thẩm định giáo trình đào tạo. Mỗi chương trình đào tạo trường đều ban hành danh mục giáo trình, tài liệu giảng dạy các môn học.

100% chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo của Trường đều được xây dựng/lựa chọn, thẩm định và ban hành theo đúng quy định của Thông tư số 03/2017/TT– BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và phù hợp với sứ mạng, mục tiêu của trường.

+ Những điểm mạnh:

Trường có đầy đủ chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo các chuyên ngành, nghề mà trường đào tạo.

Chương trình đào tạo được xây dựng, cập nhật định kỳ có sự tham gia của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị sử dụng lao động.

Trường thực hiện xây dựng (biên soạn), lựa chọn, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo theo quy định.

+ Những tồn tại:

Giáo trình cho các mô đun, môn học của từng chương trình đào tạo chưa đủ theo qui định.

+ Kế hoạch nâng cao chất lượng:

Tăng cường việc tiến hành ký kết các văn bản ghi nhớ và công nhận chương trình đào tạo với các trường Đại học để tạo thuận lợi về liên thông cho sinh viên tốt nghiệp. Bổ sung giáo trình cho các mô đun, môn học của từng chương trình đào tạo đảm bảo 100%.

 

3.2.5. Tiêu chí 5 -Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức có lịch sử trên 35 năm hình thành và phát triển. Tiền thân của trường là Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp Thủ Đức được thành lập năm 1984 theo Quyết định số 215/QĐ-UB của UBND Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2002, Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp Thủ Đức được chuyển thành Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức theo Quyết định số 2230/QĐ-UB của UBND Tp. Hồ Chí Minh. Đến năm 2008, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức được thành lập trên cơ sở trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức theo Quyết định số 6426/QĐ-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Trường có 1 sơ sở duy nhất đặt tại số 53 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP.HCM với tổng diện tích 51.598 m2 đất và 5 dãy nhà là tài sản của Nhà Thờ Thủ Đức được UBND Thành phố giao cho sử dụng từ năm 1984. Nhà trường luôn có kế hoạch duy tu sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, và các điều kiện làm việc khác để phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học của trường.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tế nghề nghiệp và sự phát triển của xã hội. Với sứ mạng: Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức và năng lực, yêu nghề, sáng tạo, thích ứng với môi trường lao động trong nước và quốc tế, có ý thức học tập suốt đời”, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện theo hướng hiện đại, tiệm cận với xu thế và tốc độ phát triển của xã hội. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức luôn chủ động tiếp cận, tham gia thực hiện các đề án, dự án, kêu gọi đầu tư từ các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước… Nhờ đó, sinh viên các ngành công nghệ, kỹ thuật được học tập thông qua các giáo trình được chuyển giao từ nước ngoài, được thực tập ở các xưởng thực hành với thiết bị máy móc hiện đại do dự án, doanh nghiệp tài trợ. Ở các nhóm ngành kinh tế, dịch vụ, ngôn ngữ, sinh viên được thực tập tại các phòng mô phỏng như thực tế tại các doanh nghiệp và tại các phòng LAB hiện đại phục vụ cho việc học tập, rèn luyện các kỹ năng về ngoại ngữ. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng chú trọng ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị, quản lý thông qua các phần mềm ứng dụng trên các trang thông tin, thiết bị di động…

 

+ Những điểm mạnh:

Trường có mặt bằng tổng thể với diện tích gần 51.598 m2, đạt chuẩn trường cao đẳng; địa điểm đặt Trường phù hợp với quy hoạch và mạng lưới cơ sở dạy nghề của Thành phố. Trường có diện tích rộng, có nền đất cao ráo không bị ngập, giao thông thuận tiện, khu vực đang phát triển năng động, có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, rất thuận lợi với việc tiếp cận thị trường lao động và thực tế sản hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đầy đủ và luôn hoạt động tốt đáp ứng hầu hết với các ngành nghề mà trường đang đào tạo.

Loại hình tài liệu của Trung tâm Thông tin – Thư viện khá phong phú phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu của CBGVNV và HSSV nhà trường.

+ Những tồn tại:

Hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước đường nội bộ được đã bê tông hóa đảm bảo việc phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, các dãy nhà đã được xây dựng từ lâu, sắp đến thời hạn phải xây dựng mới nên rất cần nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở.

Thực tế trường còn thiếu một số thiết bị để đào tạo chuyên sâu cho sinh viên nhằm đáp ứng được chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực thực hiện của người học theo mục tiêu nghề trọng điểm chuẩn khu vực Asean, quốc tế.

Cần bảo quản trang thiết bị hợp lý giảm hư hao để phục cho việc giảng dạy lâu dài.

+ Kế hoạch nâng cao chất lượng:

Các khoa lập kế hoạch và đề xuất mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy phù hợp với nhu cầu đào tạo của các khoa, ngành/nghề và các qui định từ Bộ LĐTB-XH.

Duy tu cơ sở vật chất và tăng cường quản lý, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị để phục vụ công tác giảng dạy.

Trung tâm Thông tin – Thư viện tiếp tục đề xuất bổ sung các đầu sách và tạp chí đáp ứng người học.

 

3.2.6. Tiêu chí 6 – Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế

Cùng với nhiệm vụ đào tạo, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức xem hoạt động Nghiên cứu khoa học (NCKH) cũng là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng trường thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu có chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Các hoạt động nghiên cứu của nhà trường đã góp phần thiết thực vào công tác đào tạo của trường và phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Hoạt động NCKH của trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức được triển khai trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng như hướng dẫn của các cơ quan chức năng của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, phù hợp với sứ mạng của trường là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố và của các vùng lân cận.

Hoạt động NCKH của nhà trường đã và đang dần đi vào quỹ đạo của sự phát triển ổn định. Nhà trường xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, triển khai hoạt động NCKH, đồng thời có kế hoạch chuẩn bị cho hoạt động NCKH hàng năm. Các văn bản này được thông báo rộng rãi đến các Phòng, Khoa, Trung tâm trong trường vào các thời điểm theo kế hoạch trong năm. Ngoài ra, để triển khai kế hoạch hoạt động NCKH đạt hiệu quả và chất lượng cao, đơn vị được phân công quản lý NCKH của trường luôn theo dõi đôn đốc cán bộ, giảng viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh sinh viên (HSSV) hoàn thành đề tài nghiên cứu đúng thời hạn. Bên cạnh đó trường còn có nhiều chính sách khuyến khích CBGVNV và HSSV NCKH.

Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong thời kỳ hội nhập, nhất là trong bối cảnh từ cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực.

Trong thời gian tới, trường tiếp tục gìn giữ, phát triển mối quan hệ tốt đẹp sẵn có với các đối tác tại Hàn Quốc, đồng thời mở rộng, duy trì sự hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế khác. Chú ý việc liên kết, phối hợp để nhận chuyển giao chương trình đào tạo hiện đại, tiên tiến; phối hợp để nhận sự hỗ trợ trong công tác NCKH.

 

+ Những điểm mạnh:

– Lãnh đạo nhà trường luôn có chủ trương ủng hộ, động viên Cán bộ, giảng viên (CBGV) tham gia NCKH.

Có văn bản quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ, chế độ thanh toán cho các hoạt động NCKH. Hàng năm, có bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình cho phù hợp với tình hình thực tiễn của trường và bám sát các quy định của Nhà nước.

Ý thức trách nhiệm của CBGV về hoạt động NCKH, phát huy sáng kiến từ năm 2014 bắt đầu được nâng dần lên.

Nhà trường có định hướng nghiên cứu thiết thực và hiệu quả.

CBGV có trình độ chuyên môn và nhiệt tình tham gia NCKH với số lượng tăng dần so với các năm trước, trong đó có nhiều đề tài liên quan đến việc ứng dụng, phục vụ trực tiếp cho đào tạo, bổ sung thêm trang thiết bị giảng dạy, được Hội đồng khoa học nhà trường nghiệm thu đánh giá tốt.

Có bản tin Khoa học và Công nghệ với nội dung và mục đích thông tin trao đổi, NCKH.

+ Những tồn tại: Không

+ Kế hoạch nâng cao chất lượng: Không

 

3.2.7. Tiêu chí 7 -Quản lý tài chính

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức được thành lập theo quyết định số 6426/QĐ-BGDĐT, ngày 24/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức. Từ đó đến nay, Trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất, đội ngũ, quy mô đào tạo, ngành đào tạo, quan hệ quốc tế…đóng góp vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực cho TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.

Đối với công tác tài chính, nhà trường luôn xem đây là vấn đề then chốt, có được sự ổn định tài chính đáp ứng được các hoạt động của nhà trường là vấn đề hàng đầu. Nhà trường quản lý tài chính theo Luật ngân sách, Luật kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo đúng quy định, quy chế về tài chính và công khai, minh bạch công tác tài chính trong đơn vị một cách thường xuyên, định kỳ theo quy định cũng hết sức quan trọng. Công tác tài chính luôn song hành với sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

+ Những điểm mạnh:

Nhà trường có các nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ các hoạt động của trường và công tác quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo; tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng theo quy định.

Trường có quy định về quản lý, sử dụng, thanh quyết toán về tài chính theo quy định và công bố công khai và thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán đúng quy định.

Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; thực hiện kiểm toán theo quy định; xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài chính khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện công khai tài chính theo quy định.

Hằng năm, trường có đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trường; có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của trường.

+ Những tồn tại: Không có

+ Kế hoạch nâng cao chất lượng:

Tiếp tục thực hiện công tác đánh giá mục tiêu chất lượng mỗi năm học làm căn cứ đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của nhà trường.

 

3.2.8. Tiêu chí 8 – Dịch vụ người học

Công tác phục vụ, chăm sóc và hỗ trợ người học luôn được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện để phát triển người học về đạo đức, tác phong, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm. HSSV được đảm bảo đúng và đầy đủ mọi chế độ, chính sách theo quy định, được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về chăm sóc sức khỏe, an toàn, an ninh trong trường học. HSSV cũng được tham gia công tác hướng nghiệp, giao lưu doanh nghiệp tuyển dụng và được cung cấp thông tin tuyển dụng và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp.

Ký túc xá của trường tuy chưa đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích theo quy định, nhưng Nhà trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác với ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh để đảm bảo giải quyết chỗ ở cho tất cả HSSV có nhu cầu.

+ Những điểm mạnh:

Đảm bảo cho người học được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi, chế độ chính sách theo quy định; đảm bảo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn, an ninh.

Người học được tạo điều kiện tham gia hoạt động ngoại khóa; được tư vấn, hướng nghiệp, được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

+ Những tồn tại: Không

+ Kế hoạch nâng cao chất lượng:

Tiếp tục duy trì tốt công tác phục vụ, chăm sóc và hỗ trợ người học về các mặt đạo đức, tác phong, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, chế độ chính sách theo quy định; các nhu cầu thiết yếu về chăm sóc sức khỏe, an toàn, an ninh trong trường học; được tham gia công tác hướng nghiệp, giao lưu doanh nghiệp tuyển dụng và được cung cấp thông tin tuyển dụng và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp.

 

3.2.9. Tiêu chí 9 – Giám sát, đánh giá chất lượng

Công tác giám sát, đánh giá chất lượng luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao, với quyết tâm cải tiến liên tục trong mọi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nhà trường.

Hàng năm, nhà trường thu thập ý kiến đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng của người tốt nghiệp làm việc tại đơn vị sử dụng lao động thông qua các kênh email, đường bưu điện, cựu HSSV trường đang làm việc tại doanh nghiệp; tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác trong công tác đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp.

Từ năm 2018, vào tháng 8 hàng năm nhà trường triển khai thu thập ý kiến cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động về các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ quản lý, nhà giáo, viên chức và người lao động

Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và thông báo triển khai lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên được thực hiện thông qua mạng internet. Sau khi người học thực hiện khảo sát, Phòng Thanh tra – Pháp chế tiến hành xử lý thống kê kết quả khảo sát, báo cáo kết quả lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Từ năm 2017, vào tháng 8 hàng năm, nhà trường thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng theo theo bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng ban hành kèm theo quyết định số 15/2017/TT-BLĐTBXH, Cùng với công tác tự đánh giá chất lượng, nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá nội bộ, phối hợp với các chuyên gia của công ty Intertek đánh giá giám sát các hoạt động của nhà trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Trên cơ sở kết quả tự đánh giá, nhà trường trường xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo.

 

+ Những điểm mạnh:

Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến công tác giám sát, đánh giá chất lượng.

Đã đạt giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề Công nghệ thông tin.

Công tác khảo sát lấy ý kiến doanh ngiệp, HSSV đã triển khai nhiều năm trước đây nên có nhiều thuận lợi trong công việc

Các hoạt động tự đánh giá chất lượng trường; tự đánh giá chất lượng CTĐT;   xây dựng kế hoạch cụ thể và các biện pháp thực hiện việc cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết quả tự đánh giá được thực hiện đúng theo yêu cầu của thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH.

+ Những tồn tại: Không có.

+ Kế hoạch nâng cao chất lượng: Không có.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN III. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

  1. Tiếp tục thực hiện việc rà soát, xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo; xây dựng chuẩn đầu ra và công bố công khai cho HSSV theo đúng quy định, phù hợp với thực tế nghề nghiệp.
  2. Bổ sung thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo trong nhà trường
  3. Chủ trương khuyến khích hỗ trợ kinh phí và thời gian khi giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định.
  4. Tiếp tục điều chỉnh bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ năm tài chính nhằm thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích nhà giáo học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  5. Tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo. Đề xuất hình thức chế tài đối với những trường hợp không hoàn thành hoặc trễ hạn.
  6. Tăng cường công tác tuyển dụng bằng cách tăng cường kênh thông tin tuyển dụng, mở rộng nhiều đợt tuyển dụng, duy trì thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đảm bảo thu hút nguồn nhân lực tham gia cộng tác với trường.
  7. Tăng cường việc tiến hành ký kết các văn bản ghi nhớ và công nhận chương trình đào tạo với các trường Đại học để tạo thuận lợi về liên thông cho sinh viên tốt nghiệp.
  8. Bổ sung giáo trình cho các mô đun, môn học của từng chương trình đào tạo đảm bảo 100%.
  9. Lập kế hoạch và đề xuất mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy phù hợp với nhu cầu đào tạo của các khoa, ngành/nghề và các qui định từ Bộ LĐTB-XH.
  10. Duy tu cơ sở vật chất và tăng cường quản lý, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị để phục vụ công tác giảng dạy.
  11. Tiếp tục đề xuất bổ sung các đầu sách và tạp chí đáp ứng người học
  12. Tiếp tục thực hiện công tác đánh giá mục tiêu chất lượng mỗi năm học làm căn cứ đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của nhà trường.
  13. Tiếp tục duy trì tốt công tác phục vụ, chăm sóc và hỗ trợ người học về các mặt đạo đức, tác phong, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, chế độ chính sách theo quy định; các nhu cầu thiết yếu về chăm sóc sức khỏe, an toàn, an ninh trong trường học; được tham gia công tác hướng nghiệp, giao lưu doanh nghiệp tuyển dụng và được cung cấp thông tin tuyển dụng và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp.

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là quá trình xem xét và đánh giá dựa trên hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành là một yếu tố không thể thiếu được trong quản lý Nhà nước về dạy nghề và hoạt động của các trường Cao đẳng hiện nay.

Để công tác đảm bảo chất lượng có tính bền vững, đúng trình tự, phù hợp, phát triển, rất cần thiết phải đưa vào hoạt động đảm bảo chất lượng của Nhà trường đi vào nề nếp và chuẩn hóa. Vì vậy, trong thời gian qua căn cứ vào Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, căn cứ vào thực tế Nhà trường, xác định mục tiêu, chủ trương, xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động hướng tới phát huy những mặt mạnh đã đạt được, khắc phục những tồn tại, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đối với công tác tự đánh giá của trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức xác định là nhiệm vụ thường xuyên. Từ đó, hàng năm nhà trường căn cứ vào tiêu chí, tiêu chuẩn chưa đạt để rà soát hoạt động giảng dạy và học tập của Nhà trường, qua đó phát huy những mặt mạnh đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và có hướng phấn đấu tự hoàn thiện để nâng cao chất lượng.

 

2. KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện tự đánh giá chất lượng, Nhà trường thấy rằng các văn bản quy phạm pháp luật về đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp: hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình kiểm định khoa học và phù hợp với việc đánh giá, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhà trường hiện tại không có kiến nghị./.

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2021

                                                                                                HIỆU TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

                                                                                              VÕ LONG TRIỀU

 

Tóm tắt báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm 2021